Cúng Sóc Vọng Cho Người Mới Mất: Tìm hiểu về lễ cúng và ý nghĩa của nó

Bạn đang tìm hiểu về lễ cúng sóc vọng cho người mới mất? Hãy đến với Hùng Tattoo để tìm hiểu về lễ cúng này, ý nghĩa của nó và cách thực hiện một cách chính xác. Hãy khám phá những bước chuẩn bị cần thiết và các phong tục truyền thống liên quan đến lễ cúng sóc vọng. Tại đây, bạn sẽ tìm thấy những thông tin hữu ích để tổ chức một buổi lễ cúng thật trang trọng và ý nghĩa để tỏ lòng thành kính đối với người thân đã qua đời.

Cúng Sóc Vọng Cho Người Mới Mất

Ý nghĩa của ngày sóc, vọng- Cúng Sóc Vọng Cho Người Mới Mất

Ngày mùng một (Âm lịch) là ngày Sóc, còn ngày rằm (ngày 15 âm lịch hàng tháng) là ngày Vọng để tưởng nhớ đến tổ tiên. Tuy nhiên ít người hiểu được ý nghĩa của những ngày này, theo phong tục truyền thống thì mùng 1 và rằm có ý nghĩa như sau:

Ngày mùng một hay còn gọi đó là ngày Sóc là ngày khởi đầu của một tháng mới nên cầu điều may mắn và thành công. Không những thực hiện nghi lễ thờ cúng trong gia đình mà còn rất nhiều người đi chùa vào dịp này.

Ngày rằm hay còn gọi là ngày Vọng: Khoảng thời gian này có sự thông suốt của mặt trăng và mặt trời. Tức là trong ngày này thần thánh, tổ tiên thông thương với con người thì con người chỉ cần thật tâm cầu nguyện sẽ dễ dàng gửi được những nguyện cầu hơn.

Cúng Sóc Vọng Cho Người Mới Mất

Lễ cúng trong ngày này còn thể hiện mong muốn con người sáng suốt trong sạch, đẩy lùi những thứ xấu xa trong lòng, chính vì ý nghĩa này mà đại đa số gia đình đều chuẩn bị hoa quả đầy đủ trên bàn thờ. Đồ lễ không thể thiếu hương thơm, kim ngân, hoa quả tươi, xôi, bánh kẹo cùng trầu cau, tiền vàng mã.

Cúng thất cho người mới mất- Cúng Sóc Vọng Cho Người Mới Mất

Cúng Sóc Vọng Cho Người Mới Mất

Cúng thất (hay còn gọi là cúng tuần đầu) là một trong những nghi lễ cúng bái người đã khuất được ông cha ta lưu truyền từ xưa đến nay ở Việt Nam. Đây là một nghi thức tâm linh có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau này nó được du nhập vào Việt Nam và tiếp tục tồn tại cho đến ngày nay.

Theo tương truyền, người vãng sinh, sinh thiên có nghĩa là khi còn tại thế có nhiều đại thiện thì sau khi mất tới cõi trời sẽ không cần xuống âm phủ, không có phần âm và không cần cúng thất. Còn những người có nghiệp chướng sâu nặng, khi còn sống vướng phải khẩu nghiệp thì khi chết sẽ bị đọa đầy. Mặc dù họ vẫn có thể đầu thai làm người ở kiếp sau nhưng cũng chỉ làm người bình thường, không thể trở thành người giàu sang phú quý.

Những người bình thường thì đều có phần âm. Theo như quan niệm, phần âm này sẽ tồn tại trong “bảy bảy bốn chín ngày” sau khi mất. Vì thế, cứ 7 ngày thì phần âm của người đã khuất lại có một lần biến rời sinh tử. Nói dễ hiểu hơn thì cứ mỗi 7 ngày, linh hồn lại vô cùng thống khổ.

Cúng Thất- Cúng Sóc Vọng cho người mới mất có ý nghĩa gì?

Trong 49 ngày kể từ ngày mất, linh hồn của người đã khuất vẫn quanh quẩn trong nhà, vẫn còn hưởng được mùi thức ăn. Cúng thất tuần cũng giống như đang tích 7 phần công đức. Trong đó, người cúng hưởng 6 phần và người đã khuất hưởng 1 phần. Vì vậy, nghi thức cúng thất hàng ngày hoặc cúng cho người đã mất vẫn có thể được hưởng.

Thông thường, vào ngày cúng, gia đình nên mời thầy cúng có tâm đức, am hiểu các nghi lễ về làm lễ cúng. Mặc dù khi cúng thất 7 ngày người nhà có tâm nhưng vẫn nên mời pháp sư về chủ trì. Các pháp sư sẽ giúp gia đình thực hiện nghi lễ cúng đúng nghi thức. Và có thể san sẻ được phần công đức nhiều nhất cho người đã mất.

Nếu trong thời gian cúng tuần đầu gia đình có thể hướng Phật làm nhiều việc thiện. Thì lại càng giúp cho vong linh giảm bớt thống khổ, sớm ngày siêu thoát.

Cúng Sóc Vọng Cho Người Mới Mất

Lưu ý khi làm lễ cúng sóc vọng cho người mới mất

Nhắc đến vấn đề cúng cơm, rất nhiều gia đình thường chủ quan khi làm đồ ăn, làm một cách tùy tiện. Điều này đã vô tình phạm đến người đã mất, ảnh hưởng vong linh, khiến họ khó siêu thoát. Thậm chí, nội bộ gia đình cũng trở nên gay gắt, lục đục với nhiều vấn đề. Việc chuẩn bị mâm cơm cúng thất tuần không cần quá cầu kỳ nhưng vẫn phải tươm tất, sạch sẽ, thức ăn không ôi thiu.

Cụ thể những vấn đề cần lưu ý như sau:

    • Không sử dụng các loại thịt động vật trong mâm cơm cúng thất tuần như chó, mèo, bò,… Nên làm cơm cúng hoàn toàn bằng những món ăn chay. Việc này giúp linh hồn không phải chịu tội sát sanh.
    • Không đặt trực tiếp mâm cơm lên bàn thờ và tuyệt nhiên không đặt dưới đất. Cách tốt nhất là kê một cái bàn đã lau chùi sạch sẽ và đặt cạnh bàn thờ rồi để mâm lên.
Cúng Sóc Vọng Cho Người Mới Mất
    • Người tham gia lễ cúng thất tuần nên ăn mặc kín đáo, lịch sự, gọn gàng, tươm tất, màu sắc tối giản. Khi sư thầy đọc kinh thì chắp 2 tay lại đứng sau sự thành tâm cầu nguyện.
    • Lau chùi, dọn dẹp sạch sẽ không gian làm cơm cúng, không để những vật dụng dơ bẩn ở gần.
    • Hướng đặt bàn thờ phải tuân theo phong thủy, mâm cơm đặt đúng hướng. Vị trí của lư hương không được xê dịch, nếu không hiểu những vấn đề này, có thể hỏi các sư thầy trụ trì trong lễ tang để biết chi tiết hơn.
    • Khi thực hiện khấn vái trong lễ cúng thất tuần cần phải thật thành tâm, không đùa giỡn. Tránh phạm vào những vấn đề tâm linh cũng như làm gián đoạn các sư thầy khi đang tụng kinh thực hiện nghi lễ.
    • Trong lúc đọc kinh cúng thất phải đọc rõ ràng, rành mạch, không nên đọc to, tránh những vong linh đang lang thang nghe được ghé vào tranh mâm cơm với người mất của gia chủ.
    • Sau khi nhang đã tàn hết, gia chủ mới được đem mâm cơm xuống và bắt đầu ăn. Tuyệt nhiên không được đem mâm xuống khi nhang chưa tàn.
    • Nên đốt tiền vàng mã, áo quần cho người mất từng ít một để chúng bén lửa cháy hết. Không nên để giấy cháy không đều, chỗ được chỗ mất. Vì như vậy người mất cũng chỉ nhận được phần tiền và áo đã cháy hết.
    • Cần lưu ý thắp nhang liên tục cho người vừa mất. Nếu không có nhiều thời gian, nên dùng nhang khoanh để thời lượng cháy được kéo dài. Không nên để hoa đã héo rũ mà phải kiểm tra, thay nước, thay hoa, tránh phạm những điều không tốt cho vong linh.

Mẫu văn khấn cúng Sóc Vọng tuần đầu cho người mới mất

Sau đây là mẫu văn khấn cúng thất, cúng tuần đầu cho người mất chuẩn nhất mà bạn có thể tham khảo.

Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật! – Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương. Hôm nay là ngày… tháng… năm…, Âm lịch (tức ngày… tháng… năm… Dương lịch). Tại (địa chỉ):… Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là… vâng theo lệnh của mẫu thân (Nếu là mẹ hoặc phụ mẫu nếu là cha), các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy. Nay nhân ngày lễ Chung Thất (lễ Tốt Khốc) theo nghi lễ cổ truyền, có kính cẩn sắm các thứ lễ vật gồm:… Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành. Trước linh vị của Hiển:… chân linh Xin kính cẩn trình thưa rằng: Núi Hỗ sao mờ, nhà Thung bóng xế. (Nếu là cha)/ Núi Dĩ sao mờ, nhà Huyên bóng xế. (Nếu là mẹ) Tình nghĩa cha sinh mẹ dưỡng, biết là bao; Công ơn biển rộng, trời cao khôn xiết kể. Mấy lâu nay: Thở than trầm mộng mơ màng; Tưởng nhớ âm dương vắng vẻ. Sống thời lai lai láng láng, hớn hở chừng nào! Thác thời kể tháng kể ngày, buồn tênh mọi lẽ! Ngày qua tháng lại, tính đến nay Chung Thất tới tuần; Lễ bạc tâm thành gọi là có nén nhang kính tế. Xin mời: Hiển… Hiển… Hiển… Cùng các vị Tiên linh, Tổ Bá, Tổ Thúc, Tổ Cô và các vong linh phụ thờ theo Tiên Tổ cùng về hâm hưởng. Kính cáo; Liệt vị Tôn thần: Táo Quân, Thổ Công, Thánh sư, Tiên sư, Ngũ tự Gia thần cùng chứng giám và phù hộ cho toàn gia được mọi sự yên lành tốt đẹp. Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật!

Trên đây là những thông tin về nghi thức cúng sóc vọng cho người mới mấtHungtattoo gửi tới bạn đọc. Hãy chuẩn bị thật cẩn thận từ lễ vật cho đến bài văn cúng bằng sự thành tâm nhất. Thực hiện nghi thức theo đúng chuẩn truyền thống văn hóa người Việt. Kế thừa, phát huy và truyền lại cho các thế hệ về sau.