[TÌM HIỂU] Ý Nghĩa Của Chòm Sao Cự Giải Trên Bầu Trời

Mỗi cung hoàng đạo đều có một chòm sao riêng biệt trên bầu trời, thể hiện hình ảnh đặc trưng của nó. Bạn có biết chòm sao của mình có hình dạng ra sao không? Nếu bạn đang muốn biết Chòm Sao Cự Giải Trên Bầu Trời có hình dạng như thế nào và làm sao để xác định được nó thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Hungtattoo nhé!

Chòm Sao Cự Giải Trên Bầu Trời

Chòm sao Cự Giải là gì? Chòm Sao Cự Giải Trên Bầu Trời

Chòm sao thứ tư của cung hoàng đạo, nó có tên như vậy vì người Hy Lạp nhìn thấy trên các vì sao có thứ gì đó trông giống như chân của một con cua (ung thư là tiếng Latinh của tiếng Hy Lạp karkinos, con cua).

Làm thế nào để tìm chòm sao Cự Giải ? Chòm Sao Cự Giải Trên Bầu Trời

Chòm Sao Cự Giải Trên Bầu Trời

Cự giải là một trong những cung hoàng đạo khó xác định vị trí nhất vì có ánh sáng khá mờ nhạt. Chòm sao này nằm trong góc phần tư thứ hai của bán cầu Bắc giữa vĩ độ +90° và -60°.

Từ trung tâm của mô hình là ngôi sao Asellus Australis (Delta Cancri) tách thành ba nhánh riêng biệt – bao gồm quần tinh mở Praesepe, quần tinh Beehive và quần tinh mở M67. Chòm sao Cự Giải còn nằm lân cận với Tiểu Khuyển, Song Tử, Trường Xà, Sư Tử, Tiểu Sư và Thiên Miêu.

Ở bán cầu bắc, Cự Giải nhìn thấy được rõ nhất trên bầu trời vào những buổi tối cuối đông hay đầu xuân. Bạn sẽ không thể quan sát được chòm sao này vào tháng bảy hay tháng tám trong năm, ánh mặt trời chói chang vào ban ngày chắc chắn sẽ lấn át hết những vì sao; và rồi chúng sẽ trở lại trên bầu trời những hôm sáng sớm tháng chín.

Nếu vào một buổi sớm mùa thu, bạn chợt tỉnh giấc trước bình minh, hãy thử tìm chòm sao Cự Giải, và đừng quên tìm luôn cả cụm sao Tổ Ong (Beehive) đặc trưng của chòm.

Giả sử bạn đã xác định được ngôi sao Regulus, “trái tim” của Sư Tử, và cặp đôi ngôi sao Castor và Pollux của chòm sao anh em song sinh – Song Tử. Khi lướt quanh khu vực nằm giữa các ngôi sao của hai chòm sao trên, bạn chắc chắn sẽ hơi thất vọng và tự bảo với bản thân rằng chẳng có gì đáng chú ý cả bởi vì các ngôi sao thuộc chòm Cự Giải không thật sự sáng. Nhưng, khi đến những nơi đủ tối ở vùng ngoại ô, thích hợp cho việc quan sát, các ngôi sao lờ mờ lúc đó sẽ nổi bật lên trên nền trời.

Cự Giải ở vị trí tốt nhất trên bầu trời khi quan sát vào tháng ba, và tiếp tục có thể nhìn thấy rõ vào các đêm tháng tư và tháng năm. Chòm sao này bắt đầu chìm vào ánh hoàng hôn khi tháng sáu đến nên không thể nhìn thấy được.

Cứ đầu tháng ba hàng năm, bạn hãy tìm chòm sao Cự Giải mọc lên từ đường chân trời hướng nam và lên cao nhất trên bầu trời vào khoảng 10 giờ tối (ngược lại đối với cư dân ở bán cầu nam, Cự Giải luôn nằm cao trên đầu ở vùng cận nhiệt và nhiệt đới; đối với khu vực ôn đới bán cầu phía nam, chòm Cự Giải lại mọc lên từ hướng bắc, thay cho hướng nam như ở bán cầu bắc).

Bởi vì các ngôi sao rồi cũng sẽ quay trở về cùng một vị trí trên bầu trời khoảng bốn phút sớm hơn sau mỗi ngày trôi qua, hoặc khoảng nửa tiếng sớm hơn nếu tính theo tuần. Điều đó có nghĩa là bạn vẫn có thể quan sát Cự Giải lên cao nhất trên bầu trời giữa tháng ba vào lúc 9 giờ tối theo giờ địa phương. Cuối tháng ba và đầu tháng tư, Cự Giải sẽ lại “leo” lên đến nơi cao nhất trên bầu trời đêm vào khoảng 8 giờ tối theo giờ địa phương.

Vào một đêm không trăng, nếu có cơ hội đến những vùng quê, hãy ngắm nhìn Cự Giải xuất hiện sáng tỏ đến bất ngờ trên bầu trời tối. Để xác định nơi chú cua này nằm trên hoàng đạo, bạn có thể dùng chính những ngôi sao cụ thể cũng thuộc hoàng đạo. Hai ngôi sao sáng nhất chòm Song Tử là Castor và Pollux, tỏa sáng ở ngay bên cạnh chòm Cự Giải; trong khi đó Regulus, ngôi sao sáng nhất chòm Sư Tử lại cũng nằm bên cạnh nhưng về phía còn lại.

Chòm Sao Cự Giải Trên Bầu Trời
Chòm Sao Cự Giải Trên Bầu Trời

Có bao nhiêu ngôi sao tạo nên chòm sao Cự Giải ?

Chòm Sao Cự Giải Trên Bầu Trời

Nó chứa khoảng 200 ngôi sao. M67 – Mở nhóm khoảng 500 ngôi sao mờ. Nó có thể được nhìn thấy bằng ống nhòm, nhưng tốt nhất là nhìn bằng kính viễn vọng nhỏ. Alfa Cancri – Có tên thích hợp Acubens, từ một cách diễn đạt tiếng Ả Rập có nghĩa là “Pinch” hoặc “Claw”.

Những ngôi sao nổi bật của chòm sao Cự Giải

Chòm Sao Cự Giải Trên Bầu Trời
    •  Alpha Cự Giải (Acubens):

Là ngôi sao sáng thứ tư của chòm sao. Nó có độ sáng biểu kiến biến đổi từ 4,20 đến 4,27. Cái tên Al Zubanah của nó từ tiếng Ả Rập ‘az-zubānah’ có nghĩa là “càng cua” trong khi cái tên Sertan là ‘saraţān’ có nghĩa là “cua biển”.

Nó là một hệ thống gồm nhiều ngôi sao cách Trái Đất khoảng 174 năm ánh sáng. Ngôi sao sáng nhất Alpha A Cự Giải là một ngôi sao lùn trắng kiểu A dãy chính. Ngôi sao đồng hành của nó Alpha B Cự Giải có độ sáng 11.

Ngôi sao sáng hơn trong hệ thống sao này cũng là một hệ thống sao nhị phân gần nhau, hai ngôi sao ly giác nhau 0,1 giây cung. Acubens thuộc lớp tinh tú A5m sáng hơn Mặt Trời 23 lần. Ngôi sao này nằm gần đường hoàng đạo nên dễ bị che khuất bởi Mặt Trăng và các hành tinh.

    • Beta Cự Giải (Al Tarf):

Là ngôi sao sáng nhất của chòm sao, với độ sáng biểu kiến 3,5. Nó là một ngôi sao nhị phân với một ngôi sao cam Kiểu K khổng lồ và một ngôi sao có độ sáng 14 ly giác 29 giây cung. Beta Cự Giải ở khoảng cách khoảng 290 năm ánh sáng. Cái tên truyền thống của nó xuất phát từ tiếng Ả Rập ‘aṭ-ṭarf’ có nghĩa là ‘mắt’.

    • Delta Cự Giải (Asellus Australis):

Là một sao cam khổng lồ với độ sáng biểu kiến 3,94. Nó có khoảng cách 180 năm ánh sáng. Nó là ngôi sao sáng thứ hai của chòm sao. Nó được xác định trong M44, là một quần tinh mở nổi tiếng với tên Quần tinh Beehive.

Ngôi sao này còn có cái tên được ít người biết đến đó là Arkushanangarushashutu do cái tên quá dài, với nghĩa là ‘ngôi sao đông nam của cua biển’ trong tiếng Babylon cổ. Cái tên thường biết đến với ngôi sao này là Asellus Australis nghĩa là ‘con lừa non ở miền nam’ trong tiếng Latinh. Ngôi sao này cũng nằm gần đường hoàng đạo và có thể bị che khuất bởi Mặt trăng hoặc các hành tinh.

    • Gamma Cự Giải (Asellus Borealis):

Là một ngôi sao siêu khổng lồ trắng kiểu A ở khoảng cách khoảng 158 năm ánh sáng. Nó có độ sáng biểu kiến 4,66. Cái tên của ngôi sao có nghĩa là ‘con lừa phương bắc’. Ngôi sao này cũng nằm gần đường hoàng đạo và có thể bị che khuất.

Delta và Gamma Cự Giải, con lừa ở bắc và nam, nó thường được gắn với câu chuyện thần thoại Hy Lạp cổ. Erastosthenes viết, cuộc chiến tranh giữa các vị thần và Giants trong cuộc chạm trán với các Titans, thần Hephaestus, Dionysus và một vài thần khác đã biến thành con lừa trong trận đánh.

Những vị thần khổng lồ, chưa bao giờ nghe thấy một con lừa kêu be be coi đó là những con quái vật và chạy trốn. Sau đó, Dionysus đã đặt những con lừa lên bầu trời để kỷ niệm sự kiện đó. Ông đã đặt chúng lên trên quần tinh sao nơi người Hy Lạp gọi là Manger. Quần tinh này bây giờ được biết đến là Quần tinh Beehive.

    • Zeta Cự Giải (Tegmine):

Là một hệ thống nhiều ngôi sao cách Trái Đất khoảng 83,4 năm ánh sáng. Nó có ít nhất 4 ngôi sao. Cái tên truyền thống của nó có nghĩa là “vỏ của cua biển”. Hệ thống sao này có độ sáng biểu kiến 4,67. Nó là sự phức hợp của 2 sao nhị phân. Zeta1 và Zeta2 ly giác 5,06 giây cung.

Cặp đầu tiên Zeta A và Zeta B cả hai đều là ngôi sao lùn vàng trắng kiểu F dãy chính, ly giác nhau 1 giây cung trên bầu trời, còn dãy thứ hai Zeta C và Zeta D là gồm 1 ngôi sao vàng kiểu G và 1 ngôi sao sao lùn đỏ độ sáng 10 ly giác 0,3 giây cung. Nó có chu kỳ quỹ đạo 17 năm.

Bài viết trên đây về hình ảnh Chòm Sao Cự Giải Trên Bầu Trời. Hungtattoo hi vọng nhữn thông tin trên sẽ hữu ích với bạn.